Các giải pháp tăng năng suất trong nuôi tôm

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Sử dụng con giống, phương thức nuôi, sử dụng thức ăn, khoáng chất phù hợp, quản lý ao nuôi hiệu quả… là giải pháp quan trọng góp phần tăng năng suất trong nuôi tôm.

 

  1. Chọn tôm giống chất lượng: 

Chất lượng con tôm giống là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm, chi phí thuốc cũng như sự thành bại của vụ nuôi.

  • Phương pháp đánh giá cảm quan
      • Tôm giống cần có kích thước đồng đều, tôm thẻ chân trắng thả thường là P10 – P15 có chiều dài 9 – 13mm (tôm Sú là P15 – P20 chiều dài 12 – 25mm).
      • Tôm giống cần có sức sống tốt, màu sắc tươi sáng, vỏ mỏng, đầu thân cân đối và đuôi xòe. Nếu các đuôi khép kín, chứng tỏ tôm giống này không đảm bảo để thả giống.
      •  Kiểm tra sức sống của tôm bằng cách gõ nhẹ vào dụng cụ chứa tôm, nếu tôm phản ứng nhanh chóng và bơi ngược dòng nước khi khuấy nhẹ là tôm khỏe. – Gan tụy của tôm khỏe có màu nâu da bò sẫm.
      • Tôm sạch bệnh, kiểm tra và loại trừ các mầm bệnh nguy hiểm như: Hoại tử gan tụy cấp, Đốm trắng, EHP,…
      • Tôm giống cần có nguồn gốc rõ ràng.
      • Quy trình sản xuất post cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thức ăn.
  • Kiểm tra bằng kính hiển vi
      • Sự mờ đục của chân bơi và cơ đuôi:Dấu hiệu rõ ràng cho thấy tôm giống stress là sự thay đổi độ mờ đục của cơ đuôi. Thông thường, cơ đuôi sẽ trong suốt với một vài đốm sắc tố. Tuy nhiên, khi bị stress, cơ đuôi và chân bơi có thể trở thành mờ đục hoặc hoàn toàn trắng.
      •  Quan sát màu sắc cơ thịt: Không có dấu hiệu mờ đục của cơ thịt, chân bơi hay đuôi là biểu hiện của tôm giống không bị stress và khỏe mạnh để lựa chọn.
      • Các biến dạng cơ thể: Dưới kính hiển vi có thể quan sát rõ hơn các biến dạng cơ thể của tôm. Mặc dù dị tật không liên quan trực tiếp đến căng thẳng, một số lượng lớn PL bị biến dạng trong bầy tôm có thể là dấu hiệu của các bệnh mãn tính.
      • Màu sắc gan tụy:  Màu sắc đậm và rõ rệt biểu hiện tôm khỏe mạnh. Sự hiện diện của gan tụy tôm lớn với một số lượng lớn tế bào lipid được coi là một dấu hiệu của sức khỏe tốt. Gan tụy tôm không nên trong suốt mà nên có màu vàng đậm. Phương pháp gây sốc Tôm giống sống trong bể có độ mặn từ 30 – 33‰. Lấy tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300ml, tiến hành hạ đột ngột độ mặn xuống 15‰, theo dõi trong vòng 1 – 2 giờ, nếu tỷ lệ sống được 90% là đạt yêu cầu.

2. Lựa chọn mô hình/phương thức nuôi tôm:

Để lựa chọn mô hình/phương thức nuôi tôm phù hợp, cần xem xét các yếu tố:

  • Địa điểm nuôi: Việc xem xét diện tích ao nuôi, nguồn nước, nguồn điện, khí hậu, địa hình và giao thông là rất quan trọng. Điều này đảm bảo rằng mô hình/ phương thức nuôi được áp dụng sẽ phù hợp với điều kiện địa phương.
  • Loại tôm nuôi: Yếu tố như nhu cầu thị trường, giá thành, tính chất sinh học và yêu cầu kỹ thuật đối với loại tôm cần được xem xét. Điều này sẽ giúp lựa chọn mô hình/phương thức nuôi phù hợp với loại tôm nuôi.
  • Mục tiêu nuôi: Xem xét các yếu tố như năng suất mong muốn, chi phí đầu tư, rủi ro và lợi nhuận mong đợi. Điều này sẽ giúp bạn chọn mô hình/phương thức nuôi tôm phù hợp với mục tiêu.

3. Quản lý môi trường và cho ăn

Quản lý môi trường nước và chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng của tôm. Thực hiện quản lý môi trường và chế độ ăn hợp lý sẽ giúp tăng năng suất và giảm chi phí trong quá trình nuôi tôm.

Quản lý môi trường nước: 

Việc kiểm soát chất lượng nước là một trong những thách thức quan trọng và khó khăn nhất trong nuôi tôm. Chất lượng nước tốt sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng và có tỷ lệ sống cao. Trái lại, chất lượng nước kém, chứa amoniac và nitrit có thể gây chết tôm. Để quản lý môi trường nước tốt, cần thực hiện các biện pháp sau:

– Lựa chọn vị trí nuôi phù hợp, đảm bảo nguồn nước sạch và không bị ô nhiễm.

– Tiến hành quá trình xử lý ao nuôi một cách cẩn thận trước khi thả giống, bao gồm việc vét bùn, xử lý đáy ao và xử lý nước ao.

– Thường xuyên theo dõi và kiểm tra các chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước ao như độ trong, độ pH, độ kiềm, oxy hòa tan, amoniac, nitrit…

– Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan cao trong ao nuôi bằng cách sử dụng quạt sục khí hoặc máy sục khí. – Sử dụng chế phẩm vi sinh để cân bằng hệ vi sinh vật trong ao nuôi, giúp phân hủy chất hữu cơ dư thừa và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.

– Sử dụng khoáng để ổn định pH và độ kiềm của nước ao.

Tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao nuôi tôm.

– Thực hiện thay nước ao khi cần thiết để loại bỏ các chất độc hại và cung cấp oxy cho ao nuôi.

Quản lý dinh dưỡng: 

Thức ăn chiếm khoảng 60 – 70% chi phí trong quá trình nuôi tôm. Việc quản lý chế độ ăn uống một cách hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa sử dụng thức ăn, giảm lượng thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí. Để quản lý chế độ ăn uống tốt, cần thực hiện các biện pháp sau:

– Lựa chọn loại thức ăn phù hợp với loại tôm nuôi, giai đoạn phát triển của tôm và điều kiện nuôi. Chọn nhà cung cấp thức ăn uy tín, cam kết chất lượng. (Lưu ý: khoáng chất được xem là nguồn thức ăn thứ 2 cho tôm)

– Bảo quản thức ăn đúng cách để tránh việc bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn hoặc bị côn trùng phá hủy.

– Xác định lượng thức ăn cần cung cấp cho mỗi lần cho ăn dựa trên khối lượng tôm, nhu cầu dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và điều kiện nước ao.

– Theo dõi hành vi ăn uống của tôm bằng cách sử dụng nhá ăn hoặc quan sát trực tiếp.

– Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với tình trạng ăn uống của tôm, tránh cho ăn quá nhiều hoặc quá ít.

– Chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần cho ăn trong ngày, tùy theo kích cỡ và nhu cầu ăn uống của tôm.

– Chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần cho ăn trong ngày, tùy theo kích cỡ và nhu cầu ăn uống của tôm.

4. Kiểm soát dịch bệnh khi nuôi tôm

Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh là yếu tố rất quan trọng. Để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi tôm, người nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:

– Chọn giống tôm chất lượng cao, có sức đề kháng tốt và không mang mầm bệnh.

– Xử lý ao nuôi kỹ càng trước khi thả giống, sử dụng các chất khử trùng và diệt khuẩn.

– Quản lý môi trường nước tốt, duy trì các chỉ tiêu nước ao trong giới hạn an toàn. – Cho ăn hợp lý, sử dụng thức ăn chất lượng cao và phù hợp với loại tôm nuôi.

– Bổ sung các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho tôm để nâng cao sức đề kháng và miễn dịch.

– Theo dõi sức khỏe của tôm thường xuyên, kiểm tra các triệu chứng bất thường của tôm như: biến màu, biến dạng, chậm lớn, chết rải rác…

– Nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh, cần xác định nguyên nhân và loại bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Có thể gửi mẫu xét nghiệm hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

                        Xác định đúng tác nhân gây bệnh giúp đưa ra giải pháp điều trị đúng kịp thời và hiệu quả

 

5. Bổ sung khoáng chất tự nhiên, tạo thức ăn tự nhiên, giúp tôm lớn nhanh khỏe mạnh.

Khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Hiện nay, ở các mô hình thâm canh, đặc biệt là siêu thâm canh, mật độ con giống rất cao, tôm nuôi thường bị thiếu khoáng.

Nuôi tôm cứng vỏ, nhanh lớn, đạt năng suất, màu đẹp được giá phụ thuộc rất nhiều vào cách bổ sung khoáng hiệu quả cho ao nuôi tôm.

Khoáng chất Vĩnh Hảo hướng dẫn các bạn hiểu vì sao cần bổ sung khoáng, bổ sung như thế nào để hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất.. (Tại đây)

                                                                                                         (Tổng hợp tạp chí Người nuôi tôm)

Nuôi Tôm là nuôi nước“. Hãy sử dụng khoáng chất tự nhiên để có môi trường tốt nhất cho Tôm phát triển. Chúng tôi hướng đến xây dựng quy trình nuôi Tôm đơn giản, tiết kiệm chi phí tối đa và bền vững với môi trường.

Công ty TNHH KHOÁNG CHẤT VĨNH HẢO

Địa chỉ:Km 1620 Quốc lộ 1A, Xã Bình Thạnh, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận

Website: khoangvinhhao.com

Hotline tư vấn: 0915 66 88 71

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top