Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững

Việt Nam có lợi thế về đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi dày đặc cùng tiềm năng phát triển ngành thủy sản rất lớn. Trong đó, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản, góp phần đáng kể vào an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. 

Theo Cục thủy sản, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó nuôi trồng thủy sản đạt trên 2,43 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4,355 tỷ USD, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, giữa những thành công, ngành vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Biến đổi khí hậu với các hiện tượng cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến chất lượng nước và sản lượng. Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp cũng gây ra nhiều khó khăn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt và các rào cản thương mại ngày càng gia tăng từ các thị trường lớn như Mỹ và Liên minh Châu Âu cũng gây ra những trở ngại đáng kể.

Để thích ứng với những biến đổi của thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, ngành nuôi trồng thủy sản cần tập trung vào một số giải pháp chính. Thứ nhất, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Thứ hai, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Thứ ba, phát triển thị trường thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao giá trị thương hiệu cho thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận công nghệ mới cũng là một hướng đi quan trọng.

Trong đó,Giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản là một yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế xanh bền vững. Một trong những giải pháp tiềm năng là áp dụng các lựa chọn thay thế thức ăn có lượng phát thải thấp. Việc chuyển sang thức ăn làm từ tảo hoặc protein côn trùng có thể giúp giảm lượng khí thải carbon trong ngành công nghiệp này. Ngoài ra, việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, vào hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể làm giảm lượng khí thải hơn nữa. Những nguồn năng lượng này có thể cung cấp năng lượng cho hệ thống sục khí, máy bơm nước và các thiết bị thiết yếu khác, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Với tầm nhìn phát triển bền vững ngành thủy sản, Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành đã chủ động triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người nuôi trồng, như cung cấp tín dụng ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống, và phát triển hạ tầng. Song song đó, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế biển và chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cũng đã tạo ra những cơ hội mới cho ngành thủy sản.

Với sự hợp tác từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp và các hộ nông dân, Việt Nam có thể đạt được một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững và thịnh vượng, đáp ứng cả mục tiêu kinh tế và môi trường.

================

Nuôi Tôm là nuôi nước“. Hãy sử dụng khoáng chất tự nhiên để có môi trường tốt nhất cho Tôm phát triển. Chúng tôi hướng đến xây dựng quy trình nuôi Tôm đơn giản, tiết kiệm chi phí tối đa và bền vững với môi trường.

============================================================

Sản xuất và lưu hành tại: Công ty TNHH KHOÁNG CHẤT VĨNH HẢO

Địa chỉ:Km 1620 Quốc lộ 1A, Xã Bình Thạnh, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận

Website: khoangvinhhao.com

Hotline tư vấn: 0915 66 88 71

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top