Contents
Nuôi tôm chính là nuôi nước. Chất lượng nước có tốt , tôm nuôi mới mau lớn, ít bệnh, tỷ lệ sống cao.
Nuôi tôm trong môi trường từ ao lắng
Ao lắng: Để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, các trại nuôi tôm cần phải có ao lắng . Nước cấp bị đục, có nhiều chất lơ lửng khi vào ao lắng một thời gian sẽ trong trở lại, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần lớn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Đây chính là cơ chế tự làm sạch của nước ngoài tự nhiên. Lúc này việc xử lý nước, diệt khuẩn sẽ hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Diện tích của ao lắng chiếm khoảng > 20 % tổng diện tích trang trại. Trong trường hợp không có ao lắng thì người nuôi tôm có thể sử dụng ao nuôi làm ao lắng.
Ao xử lý: Nước sau khi đã lắng sẽ được chuyển sang ao nuôi tôm để diệt khuẩn và nuôi hoặc chuyển qua ao sẵn sàng để diệt khuẩn để dự trữ thay nước cho các ao nuôi.
Màu nước tốt là điều kiện cần để có “nước tốt cho nuôi tôm”
Màu nước vàng xanh của Tảo lục hoặc nước nâu trà của Tảo khuê đều tốt cho ao nuôi tôm. Tảo lục phát triển nhanh hơn trong môi trường giàu muối dinh dưỡng, tảo khuê ( tảo silic) có giá trị dinh dưỡng cao lấn át được các loài tảo xấu và hấp thụ tốt NO3 – . Tuy nhiên nếu hàm lượng Silicat – SiO2 trong ao nuôi thấp và tỷ lệ Ni tơ : Silicat ( N : SiO2) > 3:1 thì tảo khuê khó mà phát triển.
Để tạo màu nước có tảo khuê thì chúng ta cần phải bổ sung các loại khoáng chất có hàm lượng Silic – SiO2 cao, hàm lượng Silicat cần đạt tương đương 6,4 mg/ L. Nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm có hàm lượng Silicat tự nhiên có nguồn gốc từ khoáng núi lửa.
Nuôi được tảo Silic trong giai đoạn đầu khi thả tôm sẽ giúp tôm có được nguồn sinh dưỡng tự nhiên tốt nhất để phát triển, hạn chế hội chứng chết sớm EMS
Kiểm soát tốt chất thải là biện pháp tốt nhất để đảm bảo chất lượng nước trong suốt vụ nuôi tôm.
Việc thu gom chất thải và loại bỏ sớm ra khỏi ao nuôi tôm được coi là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao. Việc chỉ sử dụng các chế phẩm vi sinh để quản lý môi trường là không đủ. Lượng chất thải lớn tro ao nuôi sẽ làm nước bị suy giảm nhanh theo thời gian, giảm lượng oxy hòa tan và làm gia tăng hàm lượng các khi độc. Tham khảo các biện pháp kiểm soát chất thải trong nuôi tôm:
- Cải tạo ao nuôi thật kỹ, loại bỏ hết bùn tích trữ từ các vụ trước, bón khoáng, chế phẩm vi sinh ngay khi cải tạo ao, có thời gian phơi ao. Nếu có điều kiện thì lót bạt đáy khi nuôi tôm mật độ cao ( > 100 con / m2)
- Gây màu nước tốt trước khi thả tôm để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong 1-2 tuần đầu tiên, tránh hiện tượng cho ăn thức ăn nhiều trong 2 – 3 tuần đầu tiên. Nên sử dụng kết hợp cho ăn với cám gạo hoặc thức ăn lên men.
- Không cho ăn thừa, chủ động giảm thức ăn khi thời tiết thay đổi, mưa, trời nắng nóng ,…..( tôm chết vì dư thức ăn chứ không chết vì đói)
- Sử dụng các sản phẩm trợ lắng để lắng tụ bớt các chất lơ lửng , xác tảo ,… (Sử dụng các hạt khoáng núi lửa được xem là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất hiện nay)
- Bố trí quạt gom chất thải và loại bỏ chất thải càng nhanh càng tốt, không cho chúng có thời gian phân hủy trong ao.
- Quạt nước đủ mạnh và kết hợp thêm sục khí để duy trì hàm lượng oxy cao ở mọi thời điểm trong ngày. Vì quá trình phân hủy và chuyển hóa khí độc cần hàm lượng oxy rất cao.
- Lựa chọn và Sử dụng chế phẩm vi sinh hàng ngày để hỗ trợ kiểm soát lượng chất thải còn lại.
- Luôn chủ động nguồn nước đã xử lý ở ao sẵn sàng để thay nước khi cần.
Ngoài ra cần kiểm tra và theo dõi các chỉ số môi trường thường xuyên ( pH. Nhiệt độ, độ mặn, kiềm, NO2, NH3, oxy, ….), để cho giải pháp kịp thời các diễn biến không tốt cho ao nuôi tôm. Ghi chép nhật ký để phân tích các số liệu môi trường làm cơ sở kinh nghiệm cho các vụ sau.