Các ao đáy đất mới làm khi nuôi tôm 1 – 2 vụ đầu tiên thường chất lượng môi trường ao nuôi rất tốt và tỷ lệ thành công rất cao, kể cả những người chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi Tôm. Nhưng sau khoảng 2 , 3 năm nuôi các ao đất này thấy khó nuôi mặc dù quy trình kỹ thuật, con giống ,… không thay đổi.
Biểu hiện của các ao nuôi tôm đáy đất lâu năm thường:
- Độ kiềm, pH không ổn định, biến động khác thường so với các vụ nuôi trước. Nâng kiềm lên lại bị tụt.
- Rất khó gây màu nước, tảo không ổn định, kém phát triển trong tháng nuôi đầu. Nước không sáng bóng, tảo hay bị sập.
- Tốc độ tăng trưởng tôm nuôi chậm hơn so với các vụ nuôi trước
- Tôm lột xác không hoàn hoàn, hay bị dính vỏ,kích cỡ tôm không đồng đều, sắc tố vỏ Tôm không sáng bóng.
- Tôm hay bị gan và đường ruột, đặc biệt là dễ bị tái nhiễm bệnh trong vụ nuôi và hao đầu quân.
Hãy cùng Khoáng Chất Vĩnh Hảo trao đổi một số nguyên nhân và tìm giải pháp cho những ao đất này nhé:
“ Nuôi Tôm là nuôi nước” Đối với các ao đáy đất thì chất lượng đáy ao có vai trò rất lớn quyết định đến sự thành bại trong ao nuôi Tôm. Đáy ao cung cấp các khoáng chất tự nhiên hòa tan cần thiết cho nước, tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm mới thả…Nền đáy ao đất có nguyên 1 hệ sinh thái riêng. Cho nên hệ sinh thái này nếu tốt thì con tôm sẽ khỏe, còn cái hệ này mà suy thoái, độc hại thì khó mà nuôi tôm được. Qua nhiều vụ nuôi, đất đáy ao bị “lão hóa” dần, trở nên “trơ”, thiếu khoáng chất trầm trọng và cấp độ “lão hóa” sẽ tăng mạnh qua nhiều năm kế tiếp (trên 3 năm) nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Khi đáy ao ngày càng bị “trơ” gây nên “nhiều sự cố” trong suốt quá trình nuôi. Mặt khác hệ vi sinh vật có lợi cũng bị mất đi do thói quen sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, …. trong quá trình cải tạo và trong quá trình nuôi. Chất bẩn và độc tố tích tụ càng nhiều, vi khuẩn gây bệnh cũng tang lên, đáy ao dần trở nên Yếm khí.
Trên 80% diện tích nuôi Tôm của Việt Nam vẫn là ao đất, giải pháp nào cho những người nông dân chưa có điều kiện tài chính đầu tư ao bạt mà vẫn muốn gắn bó với con Tôm?
Vậy đâu là giải pháp để cải tạo ao nuôi hiệu quả?
Vì vậy nếu các ao đất lâu năm trở nên khó nuôi thì bắt buộc chúng ta phải thay đổi cách làm:
- Hạn chế sử dụng hóa chất lại, đặc biệt là Clorin. Nếu muốn diệt khuẩn trong ao thì nên sử dụng các chất diệt khuẩn thân thiện với môi trường.
- Mật độ nuôi phù hợp ( 30 – 100 con/ m2) , tùy thuộc vào độ mặn, độ kiềm và nguồn nước tự nhiên. Tìm giải pháp gây màu tảo đẹp, nhiều động vật phù du để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong ít nhất 2 tuần đầu tiên mà không cần sử dụng thức ăn Công nghiệp.
- Tăng cường thời gian cải tạo giữa các vụ nuôi hoặc luân canh 1 vụ Tôm 1 Vụ cá, 1 vụ Tôm 1 vụ lúa,….
- Quan trọng nhất là Phải cải tạo “ Khoáng hóa lại đáy ao” , trả lại dinh dưỡng đầy đủ cho nó như thủa ban đầu. Nền đáy ao giàu dinh dưỡng thì thức ăn tự nhiên trong ao nhiều, môi trường ổn định. Cho nên chúng ta phải bón khoáng ngay từ giai đoạn cải tạo ao.
- Đất ao nuôi cung cấp thụ động một số khoáng chất cho tôm. Đất ao nuôi cũng “sử dụng” thụ động một số khoáng chất trong nước. Tôm nuôi sử dụng chủ động lượng lớn khoáng chất trong nước ao nuôi (hơn đất sử dụng). Do đó, cũng cần phải bổ sung khoáng vào nước ao với lượng đủ và thừa hợp lý trong quá trình nuôi. Đủ là cho tôm sử dụng, thừa là ngoài phần tôm chủ động sử dụng, còn lại đất thụ động sử dụng. Càng về cuối vụ nuôi thì hàm lượng khoáng cũng phải sử dụng nhiều hơn.
Liên hệ ngay: Công ty TNHH KHOÁNG CHẤT VĨNH HẢO
Địa chỉ:Km 1620 Quốc lộ 1A, Xã Bình Thạnh, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận
Website: khoangvinhhao.com
Hotline tư vấn: 0915 66 88 71