Biện pháp nâng cao chất lượng tôm thương phẩm

Contents

Chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm, liên quan giá trị hàng hoá, khi xuất bán, bao gồm các yếu tố liên quan như vùng nuôi, môi trường nuôi, nguồn gốc con giống, quy trình, kỹ thuật nuôi áp dụng, tiêu chuẩn áp dụng, tác động hoạt động nuôi tôm đến môi trường xung quanh, dịch bệnh và các vấn đề liên quan.

Tôm thẻ thương phẩm
Nâng cao chất lượng tôm để đạt giá trị tôm thương phẩm

 

Những yếu tố trên ảnh hưởng, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến chất lượng, giá trị hàng hoá, tôm thẻ chân trắng khi xuất bán, tác động đến lợi nhuận sau cùng. Với các nước nhập khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam, đặc biệt các nước khối Châu Âu, Mỹ, hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật được họ xây dựng rất khắt khe. Việc xây dựng hồ sơ vùng nuôi, nhật ký kỹ thuật ao nuôi, nuôi tôm theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, GAP, GlobalGAP, ASC, BAP…được họ rất quan tâm. Trong quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm nuôi trồng, hồ sơ, nhật ký, tiêu chuẩn nuôi… là điều kiện bắt buộc.

Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giá trị hàng hoá, lợi nhuận?

 

Khó truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Nuôi tôm phá vỡ hệ sinh thái vùng nuôi và xung quanh, nuôi tôm không theo quy hoạch, cho thấy sự phát triển manh mún, bấp bênh, không ổn định. Hậu quả là khi truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giá bán giảm, giá trị giảm, người nuôi bất lợi.

Chi phí sản xuất cao

(Các giải pháp tăng năng suất trong nuôi tôm – nuôi tôm đơn giản, tiết kiệm chi phí tối đa cùng mô hình nuôi tôm khoáng chất Vĩnh Hảo)

Giá thành sản xuất tôm tăng rất nhiều, trong đó, chi phí thuốc chiếm từ 1/3 đến 1/2 tổng chi phí sản xuất. Ngành tôm Việt Nam đang thất thoát tới 10.000 tỷ đồng vì thói quen nuôi tôm có sử dụng kháng sinh của người dân.  Mặt khác, doanh nghiệp trong nước phải bỏ ra nhiều công sức, chi phí, thời gian, để kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến. Ngoài ra, họ còn chịu thêm chi phí kiểm soát kháng sinh ở các nước nhập khẩu và bị trừ thêm vào giá bán, làm giá trị tôm Việt Nam thất thế so các nước như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia…

Chỉ số môi trường không phù hợp.

Môi trường nuôi với các thông số không phù hợp, người nuôi phải sử dụng nhiều hoá chất, ảnh hưởng đến tăng trưởng tôm, đến tỷ lệ sống tôm nuôi, đến chất lượng thịt tôm nuôi, đến màu sắc, làm giảm giá trị khi xuất bán.

Lựa chọn tôm giống

(Hướng dẫn cách lựa chọn tôm giống – Khoáng chất Vĩnh Hảo)

Sử dụng tôm giống không rõ nguồn gốc, tôm giống kém chất lượng, giảm khả năng đề kháng, sức khỏe tôm giống kém, ảnh hưởng xấu, tác động, làm mô hình nuôi khó thành công, không hiệu quả, nuôi không có lời. Quy trình, kỹ thuật nuôi áp dụng, tiêu chuẩn áp dụng quyết định giá trị sản phẩm tôm nuôi. Các quy trình nuôi không san, chuyển ao, hoặc nuôi ít giai đoạn hiện không phù hợp diễn biến thời tiết, khí hậu, mùa vụ và công nghệ nuôi hiện nay.

Nói cách khác, những quy trình cũ, kỹ thuật cũ sẽ làm giảm giá trị hàng hoá tôm thương phẩm khi xuất bán. Quản lý môi trường không tốt, sử dụng quá nhiều thuốc, hoá chất để ổn định, xử lý môi trường, ảnh hưởng trực tiếp, làm chất lượng tôm nuôi giảm. Nuôi tôm không theo các tiêu chuẩn như an toàn vệ sinh thực phẩm, GAP, GlobalGAP, ASC, BAP…khi xuất bán, thường giảm giá trị hàng hoá, giảm giá trị thương mại.

Những biện pháp nâng cao chất lượng, cải thiện giá trị hàng hoá tôm thẻ chân trắng

Các vùng nuôi tôm được quy hoạch, có hệ thống thuỷ lợi, có kênh cấp, thoát nước đúng kỹ thuật. Đầy đủ hệ thống các ao xử lý, ao chứa nước sẵn sàng, ao ương, ao nuôi, ao xử lý thải.

Môi trường nguồn nước có các thông số phù hợp nuôi tôm, các thông số quan trọng như độ mặn ≥ 10 ‰; pH ≥ 7,8 – 8,2; độ kiềm ≥ 100 mg/lít CaCO3, độ cứng ≥ 100 mg/lít CaCO3, thích hợp để tôm phát triển. Nguồn nước được xử lý đúng quy trình, theo hệ thống các ao, đúng hoá chất, đủ liều, đảm bảo thời gian, phù hợp từng công đoạn, mục đích sử dụng. Gây nuôi vi sinh, tảo khuê trước khi thả tôm giống postlarvae.

Tôm giống có nguồn gốc, có thương hiệu rõ ràng. Tôm giống được kiểm tra (test) PCR các bệnh phổ biến. Tôm giống được ương dưỡng, chăm sóc kỹ 18 – 20 ngày trong bể ương, trước khi chuyển ra ao tôm lứa. Mật độ thả postlarvae quyết định đến chất lượng bầy tôm nuôi, mật độ ương 2.000 – 4.000 postlarvae/m3, thời gian ương 18 – 20 ngày.

– Giai đoạn nuôi tôm lứa, thời gian nuôi kéo dài 25 – 30 ngày, mật độ thả nuôi 500 – 700 con/m2. Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm, thời gian nuôi kéo dài 25 – 30 ngày, mật độ thả nuôi 300 – 500 con/m2.

– Giai đoạn nuôi cuối, tiếp tục giản thưa mật độ nuôi xuống 150 – 100 con/m2, thời gian kéo dài 20 – 25 ngày. Trung bình nuôi tôm lứa 20 – 25 ngày/giai đoạn, san, chuyển ao, nhiều lần khi nuôi tôm thương phẩm. Áp dụng quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn bằng biện pháp san, chuyển ao liên tục, tạo môi trường sạch để tôm phát triển, nâng cao tỷ lệ sống.

Áp dụng tiêu chuẩn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm, GAP, GlobalGAP, ASC, BAP, sử dụng các công nghệ nuôi nước tuần hoàn Ras, Biofloc, sử dụng chế phẩm sinh học, được xem là các giải pháp góp phần nâng cao giá trị hàng hoá tôm thương phẩm khi xuất bán.

Định lượng thức ăn cho tôm sử dụng hàng ngày, điều chỉnh lượng ăn cho tôm theo thời gian ngày nuôi, theo trọng lượng thân tôm, theo kích thước size tôm, theo tình trạng sức khoẻ thực tế, theo diễn biến thời tiết cụ thể, theo chất lượng thông số môi trường ao nuôi tại thời điểm chuẩn bị cho tôm ăn. Chỉ cho tôm ăn tối đa 80% so với nhu cầu thực tế, không cho tôm ăn dư thừa, gây lãng phí. Thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường, làm khí độc như NH3, NO2, H2S…hình thành, hàm lượng vượt ngưỡng, gây hại cho tôm nuôi. Căn cứ phương pháp cho ăn bằng tay hay bằng máy, bà con điều chỉnh tỷ lệ cho ăn, lượng ăn, thay đổi cho phù hợp, tiết kiệm.

Tôm thẻ tăng trưởng tốt trong môi trường đạt chuẩnĐiều kiện môi trường tốt, tôm thẻ sẽ tăng trưởng nhanh chóng

 

Chủ động bổ sung khoáng hữu cơ, tôm hấp thu tối đa khoáng hữu cơ, tạo vỏ bóng, chắc. Chất hỗ trợ gan, acid amine thiết yếu, acid hữu cơ, enzyme, vi sinh có lợi…trộn vào thức ăn tôm, cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Cải thiện màu sắc vỏ tôm, giảm thẹo, giảm đốm trên vỏ, tạo vỏ bóng đẹp, tạo thịt tôm săn chắc, thịt đầy vỏ.

 

Sử dụng chế phẩm sinh học thay thế hoá chất, ổn định thông số môi trường, gây nuôi tảo khuê, cải thiện sức khỏe, khả năng miễn dịch của tôm, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh từ xa. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, thay thế thuốc kháng sinh bằng thảo dược.

Môi trường nước nuôi tôm ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến chất lượng tôm thương phẩm khi xuất bán. Các thông số môi trường trong ngưỡng, ổn định, hỗ trợ tôm lột xác trọn vẹn, mau cứng vỏ, vỏ bóng đẹp. Thông số môi trường phù hợp, tôm hoạt động mạnh, bắt mồi nhanh, tiêu hoá tốt, chuyển hoá tối đa chất dinh dưỡng. Tôm chắc thịt, nặng ký, tỷ lệ sống cao. Thông số môi trường trong ngưỡng, kết hợp gây nuôi tảo khuê trong ao nuôi tôm thương phẩm, giúp tôm khỏe, nâng cao sức đề kháng, hạn chế khí độc bùng phát, hạn chế dịch bệnh. Môi trường nước tốt, tảo độc, vi khuẩn có hại hạn chế phát triển, tôm sạch, thịt không có mùi hôi, tanh, góp phần nâng cao giá trị thương mại tôm thương phẩm khi xuất bán. Trong quá trình nuôi, chủ động san, chuyển, thay nước, nuôi nhiều giai đoạn…tạo môi trường thuận lợi để tôm phát triển, nâng cao giá trị hàng hóa khi xuất bán .

Nguồn: Tép bạc

=============

Khoáng chất Vĩnh Hảo nâng cao giá trị tôm thương phẩm!
👉🏻Hình ảnh sắc tôm thực tế từ ao nuôi dùng khoáng chất Vĩnh Hảo.
🦐 Tôm sáng bóng, chắc cơ, đầy thịt, màu đỏ đạt chuẩn giá trị cao!
🧑🏻‍🔬 Mời bà con dùng ngay khoáng chất Vĩnh Hảo để đạt kết quả như mong đợi!
👉🏻👉🏻👉🏻👉🏻👉🏻👉🏻👉🏻
🏡𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐊𝐇𝐎𝐀́𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐀̂́𝐓 𝐕𝐈̃𝐍𝐇 𝐇𝐀̉𝐎
🌋Địa chỉ: KM 1620 Quốc Lộ 1A, Xã Bình Thạnh, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận
📞Hotline: 0915 668871

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top